bn2

xlach hinh3 ca1 hinh1 ca1

Qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây Hành Lá

 

 

QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HÀNH LÁ

 

 

Phần I: Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

 

1. Giống:

 - Hiện nay có 2 loại giống chính là hành gốc tím và hành hương (hành gốc trắng). Loại hành gốc tím được các chọn trồng nhiều hơn vì cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh và ít đỗ gãy so với hành hương.

- Sử dụng giống hành có thể trồng lại giống mùa trước hoặc mua giống từ các cửa hàng uy tín bán giống ở địa phương, thời gian sinh trưởng phát triển của 2 giống hành này là từ 40-45 ngày.

 

2. Thời vụ: 

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng từ 45-50 ngày. Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bị bệnh khô đầu lá.

 

3. Chọn và làm đất: 

 Hành lá ưa đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhỏ, sạch cỏ dại, lên luống cao 35-40cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp). 

4. Trồng cây: 

Chọn những cây đồng đều, khỏe mạnh, cứng cáp (không quá già, không quá non), còn phấn trắng để trồng. Tùy theo giống và chất lượng giống, lượng giống cần dùng khoảng 180-240 kg/ 1000m2. 

Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, có thể trồng dày hơn: hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 15 - 18cm mỗi hốc trồng 1 cây, nếu hành giống còn nhỏ thì trồng 2 cây/hốc (chọn hai cây đều nhau để trồng), và trên cùng một luống nên chọn những cây đều nhau để trồng nhằm tiện việc chăm sóc. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa.

5. Phân bón: 

- Lượng phân bón cho 1 sào (1000m2): 2.000 kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh hoặc tro bếp ủ với nước phân chuồng, 25kg đạm urê, 50kg lân super, 10kg kali clorua.

 

- Bón lót: 100kg phân chuồng, 50kg lân trộn đều với đất mặt khi lên luống hoặc bón theo rãnh, lấp một lớp đất mỏng, sau đó trồng cây con. 

- Bón thúc: 

+ Lần 1: sau trồng 7 - 10 ngày, pha loãng 4kg đạm urê để tưới, nồng độ 0,5 - 1% (5-10g ure/1 lít nước). 

+ Lần 2: sau lần 1 khoảng 10 ngày, pha loãng 4kg đạm urê để tưới nồng độ 0,5 - 1% (5-10g ure/1 lít nước). 

+ Lần 3: sau lần 2 khoảng 10 ngày, bón theo rãnh giữa 2 hàng hành với lượng từ 12kg urê, 1000kg phân chuồng, 6kg kali. 

+ Lần 4: sau lần 3 khoảng 10 ngày, pha loãng 5kg urê, 4kg kali để tưới. 

6. Chăm sóc: 

- Làm cỏ: Vào thời điểm cây bắt đầu sinh trưởng cỏ thường mọc lên và ăn các chất dinh dưỡng cung cấp cho hành, chính vì vậy cần làm cỏ bằng tay để tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với hành. 

- Tưới nước: Cây hành rất cần nước trong quá trình sinh trưởng cung cấp đủ nước cho cây 1 - 2 lần/ngày. 

7. Thu hoạch: 

Thu hoạch sau trồng từ 45-50 ngày bằng cách nhổ cả gốc, rễ ; lấy cây lớn còn cây nhỏ tiếp tục trồng vụ sau. 

Trước khi thu hoạch từ 10-15 ngày bà con ngưng việc bón phân hay thuốc bảo vệ thực vật tránh việc tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trên hành lá. 

 

Phần II: Sâu hại và biện pháp phòng trừ:

1. Sâu xanh da láng, Sâu keo: 

Đặc điểm gây hại

 

$1  Trưởng thành của sâu đẻ trứng thành ổ phía ngoài cọng hành. Sâu non mới nở sống tập trung xung quanh ổ trứng, gặm lá hành thành những mảng nhỏ. Sâu tuổi lớn hơn sẽ chui vào bên trong ăn hết lớp thịt lá để lại lớp màng mỏng bên ngoài lá hoặc ăn trụi đầu lá.

 

$1  Luống hành bị tấn công sẽ khô héo dần và chết 

$1  Sâu thường tấn công mạnh vào lúc ban đêm hoặc khi trời mát 

Một số thuốc BVTV xử lý sâu xanh da láng ở hành: Promectin 100WG, Secure 10EC, Pernovil 50EC, Voi đỏ , Emathion 100WG, Siêu sùng TVG, Sâu đất 50EC… 

 

2. Bọ trĩ hại hành: 

Đặc điểm gây hại: 

$1-         Bọ trĩ là những con sâu non màu vàng nằm tại vị trí mặt dưới lá non, chích hút dịch lá tại những đường gân lá khiến cho lá dần khô và chết.

 

$1-         Khi bị hại nặng cây nhanh chóng bị chết. Bọ trĩ gây hại nặng khi khí trời hanh khô kéo dài. Vì vậy thời điểm mùa đông là lúc bọ trĩ gây hại nhiều nhất.

 

 

bọ trĩ hại hành

 

Biện pháp phòng trừ: 

- Khi ruộng bị nhiễm bọ trĩ có thể dùng các thuốc sau: Bọ trĩ ruồi vàng 35SC, Acetapro 500WP, Nofara 35WG, Rết chúa, 

 

rết chúa.ruồi vàng

 

3. Dòi đục lá hành: 

Đặc điểm gây hại:

 

Ruồi đục lá có thể gây hại trực tiếp trên lá và phần củ non, trên lá sẽ tạo thành các đường đục màu trằng trên lá hành. Tương tự, trên củ non cũng sẽ bị các vết gây hại do ruồi đục lá tạo nên Bên cạnh gây hại trực tiếp, sau khi gây vết thương trên lá hoặc củ hành mầm bệnh có thể xâm nhiễm vào, thông thường vi khuẩn Bacillus carotovorus sẽ xâm nhiễm và gây ra các triệu chứng thối mềm do vi khuẩn tạo nên

dòi đục lá hành 2dòi đục lá hành

 

Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá, dòi đục lá hành:

 

+ Vệ sinh đồng ruộng, xới xáo, phơi đất dưới nắng, làm sạch cỏ đặc biệt là những loài cỏ lá rộng (ký chủ phụ của ruồi) trước khi xuống giống khoảng 1 tháng.

 

+ Luân canh với các loại cây trồng khác họ, đặc biệt là lúa nước.

 

+ Ngắt bớt những lá bị ruồi đục đem chôn để giảm bớt nguồn sâu, nhất là các lá già.

 

+ Dùng bẫy dính màu vàng để bẫy ruồi trưởng thành.

 

Biện pháp hóa học:

 

Sử dụng các thuốc có tính thấm sâu và nội hấp như : Trigard 75WP, Karate 2.5EC, Lino New 75WP, Mèo hoang 75WP

 

linonewmèo hoang

 

III. Phần 3: Bệnh hại và biện pháp phòng trừ: 

1. Bệnh đốm vòng: 

-  Triệu chứng gây hại: 

+ Trên lá xuất hiện những hình o van đồng tâm, biểu hiện ban đầu của bệnh đốm vòng là những đốm nhỏ màu trắng, viền màu tím, hơi lõm.

 

+ Những phần lá bị bệnh mềm yếu, héo rũ xuống, tuy nhiên phần thân vẫn còn đứng.

 

+ Ở cây trưởng thành vùng cổ lá dễ bị bệnh tấn công tạo thành vết nhũn nước, vết thối có màu nâu vàng đến đỏ rất dễ nhận dạng, cuối cùng vết bệnh khô và teo tóp lại.

 

  1. bệnh đốm vòng 

 

Bệnh đốm vòng trên cây hành lá

 

 

-  Nguyên nhân: Do nấm Alternaria porri gây hại. 

-  Quy luật phát sinh gây hại: 

+ Cây bị bệnh đốm vòng lá thời kỳ đầu sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

 

+  Bệnh phát triển trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ ngoài trời 20-30 0C.

 

Biện pháp phòng, trừ:

 

+ Chọn giống sạch bệnh.

 

+ Thu dọn tàn dư cây bệnh sau khi thu hoạch

 

+ Làm đất kỹ, bón vôi để xử lý đất.

 

+ Khi phát hiện cây chớm bệnh, bà con cần nhanh chóng phun thuốc sau:

 

Lần 1: Pha 1 chai Mighty 400ml + 1 gói Antramix 400g vào 1 phuy 200 lít nước.

 

antrammixmighty

 

Lần 2: Pha 1 gói Novistar 200g + 1 gói M8 1Kg+ 1 chai rồng đen vào 1 phuy 200 lít nước.

 

Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Nếu bà con phun thuốc vào sáng sớm thì nên tưới nước khoảng 5 đến 10 phút để rửa sạch sương muối để thuốc phun đạt hiệu quả hơn.

 

Hoặc phun : Anmisdotop 400SC, Kempo 790SC

anmisdotopkempo

 

2. Bệnh thán thư: 

 

-  Triệu chứng gây hại: 

+ Bệnh có thể gây hại trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây. Bệnh tấn công bất cứ vị trí nào trên cây hành, từ chóp lá đến phần thân sát mặt đất. Bệnh xuất hiện cả trên lá và cổ lá. 


+ Triệu chứng ban đầu trên hành lá xuất hiện những vết tròn mất màu hoặc màu trắng xám xung quanh màu vàng nhạt, sau đó lớn dần, bên trong vết bệnh có màu trắng xám và có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, những vòng đồng tâm có màu nâu đen nhạt đến đậm làm lá nơi đó héo và gãy gục.

 

+ Bệnh nặng là khi nhiều vết bệnh liên kết lại làm cháy cả lá hoặc chết cả cây.

 

-  Nguyên nhân: Do nấm Collectotrichum spp.gây hại. 

-  Quy luật phát sinh gây hại: 

+ Bệnh thán thư trên hành thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, ẩm độ cao khoảng 80%.

 

+ Nhiệt độ 27oC là nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của bệnh.

 

+ Bệnh thường xảy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bệnh lây lan chủ yếu do mưa, sương, gió hoặc lây lan bởi con người và bằng con đường cơ học.

 

+ Nấm lưu tồn trong đất, trong tàn dư cây bệnh nằm trong đất hoặc trên cây giống.

 

-  Biện pháp phòng trừ:

 

+ Trồng với mật độ vừa phải, lên liếp cao và thoát nước tốt cho ruộng hành trong mùa mưa.
+ Bón phân đầy đủ và cân đối, cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục.
+Thu gom những cây hành bị bệnh đem tiêu hủy.

 

+ Khi phát hiện cây chớm bệnh, bà con nhanh chóng phun thuốc sau:

 

Lần 1: Pha 1 gói Novistar 200g + 1 chai Carbenlino 450ml vào 1 phuy 200 lít nước.

 

Lần 2: Pha 1 gói Gongfu + 1 chai Rồng đen + 1 gói Andibat 500g vào 1 phuy 200 lít nước.

 

Phun 2 lần cách nhau 3 ngày.Nếu bà con phun thuốc vào sáng sớm thì nên tưới nước khoảng 5 đến 10 phút để rửa sạch sương muối để thuốc phun đạt hiệu quả hơn. 

3. Bệnh sương mai: 

Triệu chứng gây hại:

 

+ Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.
+ Cuống lá, vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc đầu có màu vàng sau đó có màu nâu.
+ Trên cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cây còn ít lá, củ nhỏ và cây chết

 

sương mai hành lá.

 

   Nguyên nhân: Do nấm Peronospora schleidni gây hại.

 

Quy luật phát sinh gây hại:

 

+ Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn 22oC và độ ẩm cao, trời có nhiều sương mù.

 

+ Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn chế sự phát triển của bệnh.

 

+ Cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại. Cây lớn các lá già bị hại trước sau đó lan dần đến củ, cuối cùng cây còn ít lá, củ nhỏ và sau đó cây chết. Nấm tồn tại trong củ trong thân và qua đông ở đó.

 

Biện pháp phòng trừ:

 

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tàn dư cây bị bệnh tiêu hủy sau khi thu hoạch.

 

+ Không trồng hành những nơi kém thoát nước.

 

+ Khi phát hiện cây chớm bệnh, bà con cần nhanh chóng phun thuốc sau:

 

Lần 1: Pha 1 gói Novinano 200g + 1 gói Novistar 200g+ 1 gói Andibat 500g vào 1 phuy 200 lít nước.

 

  

 

 novinanonovistar

 

 

  

 

Lần 2: Pha 2 gói Avatop 100g + 1 chai Vua diệt khuẩn+ 1kg Manco vào 1 phuy 200 lít nước.

 

 

 avatopvua diet khuan 

  

 

 

Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Nếu bà con phun thuốc vào sáng sớm thì nên tưới nước khoảng 5 đến 10 phút để rửa sạch sương muối để thuốc phun đạt hiệu quả hơn. 

4.    Bệnh cháy lá:

 

Triệu chứng gây hại:

 

+ Botrylis squamosa gây nên những đốm trắng nhỏ tròn trũng hay đốm nâu nhạt sáng phát triển chiều dài lá. Đốm này xấp xỉ 4 mm đường kính và xung quanh có vây sũng nước.

 

+ Đốm luôn luôn phổ biến ở khu vực gân lá. Ngọn lá gục xuống một cách rõ rệt so với cây không bị bệnh ngọn lá đứng.

 

  

 

 cháy bìa lá hành

Bệnh cháy bìa lá hành

 

 

 

Nguyên nhân: Do nấm Botrylis squamosaBotrytis cirerea gây hại.

 

Quy luật phát sinh gây hại:

 

+ Botrylis squamosa phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện đất ẩm.
+ Loài B.squamosa gây hại mạnh nhất trong thời tiết ẩm và nhiệt độ thấp 18 0C. Khi bị mưa đá hay mưa hạt nặng là điều kiện thuận lợi cho bệnh lây nhiễm.

 

Biện pháp phòng trừ:

 

+ Cần dọn sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.
+ Không nên trồng quá dày và trên đất khó thoát nước.

 

+ Khi phát hiện cây chớm bệnh,bà con cần nhanh chóng phun thuốc sau:

 

Lần 1: Pha 1 gói Andibat 500g + 1 chai Anmisdotop 240ml + 2 gói Novinano 200g + 2 gói Combi 20g vào 1 phuy 200 lít nước.

 

 andibatanmisdotopnovinano

 

Lần 2: Pha 1 hủLambac + 3 gói Novigold 100g + 2 gói Combi 20g vào 1 phuy 200 lít nước.

 

 

 

lambac novigol

 

 

 

Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Nếu bà con phun thuốc vào sáng sớm thì nên tưới nước khoảng 5 đến 10 phút để rửa sạch sương muối để thuốc phun đạt hiệu quả hơn.

 

 

 

5.   Bệnh thối nhũn

 

Triệu chứng gây hại:

 

+ Vết bệnh thường xuất hiện trên rễ (hoặc cổ rễ, gốc hành) lúc đầu có dạng trong giọt dầu về sau mô bệnh thối nhũn, màu đen.

 

+ Vi khuẩn làm mô củ thối rữa có mùi khó chịu, rễ thâm đen, lá và cây héo dần, gây hiện tượng chết rạp hàng loạt.

 

+ Củ bệnh thâm đen có vòng đồng tâm, nếu bóp nhẹ có nhiều dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục (trắng kem). 

 

 

Nguyên nhân:Do vi khuẩnErwinia carotovoragây hại.

 

Quy luật phát sinh gây hại:

 

+ Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. 

+ Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trong củ và tàn dư lá bệnh, trong đất. Trong điều kiện khô hạn vi khuẩn có thể tồn tại đến 24 tháng. 

Biện pháp phòng trừ: 

+ Làm đất cao ráo, thoát nước tốt. 

+ Khi cây hành bị bệnh cần chú ý nhổ bỏ và xử lý vôi bột vào gốc kịp thời để tránh bệnh lây lan rộng. 

+ Thu hoạch hành nên chọn ngày nắng ráo, khi để giống hành cần loại bỏ những củ bị sâu bệnh hại hoặc bị giập nát, sây sát và không cắt lá khi hành chưa khô. Khi bảo quản hành, cần chú ý phơi khô cả mặt trên và mặt dưới bó hành. 

+ Khi phát hiện cây chớm bệnh, bà con cần nhanh chóng phun thuốc sau: 

Lần 1: Pha 2 gói COPPER GOLD 250g + 2 chai KASUMIN 425mlvào 1 phuy 200 lít nước.copper gold

 Lần 2: Pha 2 hũ LÂM BẠC 500g + 5 gói ALIETTE 100g + 1 chai PROBULL 700ml vào 1 phuy 200 lít nước.

probulllambac

 

Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Phun thật kỹ và tưới quanh gốc.Nếu bà con phun thuốc vào sáng sớm thì nên tưới nước khoảng 5 đến 10 phút để rửa sạch sương muối để thuốc phun đạt hiệu quả hơn.

 

Hoặc Phun: 2 chai Vua diệt khuẩn+ 1 gói Manco + 3 chai Scoc + 1 gói visilon

 

 

 

 

 

 

 
 

Thông tin liên hệ

CÔNG TY TNHH TM & DV LIÊN NÔNG

 

Địa chỉ : 173 Quốc lộ 20, Xã Phú Hội, Huyện Đức Trọng, Lâm Đồng

Hotline : 0263.3999918 - 0986 016 684

 

Bản đồ