Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây củ cải trắng
Phần I: Kỹ thuật trồng và chăm sóc:
1. Thời vụ
Củ cải trắng có thể trồng được nhiều vụ trong năm:
- Vụ chính gieo hạt tháng 8-9
- Vụ muộn gieo hạt tháng 10-11
- Vụ xuân hè gieo hạt tháng 2-4.
2. Chuẩn bị đất và gieo hạt
- Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha, tơi xốp, nhiều mùn
- Đất cày cuốc sâu, để phơi ải ít nhất 1 tuần. Sau đó, làm tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và các loại gạch vụn, sỏi, đá.
- Lên luống: mặt luống rộng 1,2-1,5 m; rãnh 30-40 cm; độ cao của luống 20-25 cm đối với vụ xuân hè hoặc 15-20 cm đối với vụ thu đông.
- Ngâm hạt giống: hạt giống sau khi mua về chúng ta ngâm trong nước ấm từ 3 – 5 giờ đồng hồ.
- Ủ hạt giống: sử dụng khăm ẩm ủ hạt giống từ 1 – 2 ngày cho tới khi hạt có vết nứt nhỏ mới đem ra tra trên luống.
- Gieo hạt: tiến hành rạch hàng với khoảng cách cách nhau từ 25 – 30cm sau đó bỏ phân vào từng rạch đầy đủ, lấp đất để vài hôm trước khi gieo. Dùng ngón tay ấn lỗ sâu từ 2 – 3cm để gieo vào mỗi lỗ khoảng 2 -3 hạt giống. Hạt gieo vào các rạch sau khi thực hiện chúng ta sử dụng đất tơi xốp phủ một lớp mỏng lên trên, sau đó là một lớp rơm rạ nhằm giữ ẩm cho luống trồng tốt hơn. Duy trì độ ẩm trong khoảng từ 75 – 80% để hạt giống có điều kiện nảy mẩm tốt, cho tỉ lệ cao.
3. Bón phân
Lượng phân bón cho 1 ha trồng củ cải trắng như sau: 12-15 tấn phân chuồng hoai mục, 30-50 kg lân Lâm Thao, 65-100 kg đạm urê, 50-65 kg kali. Không dùng phân chuồng chưa ủ kỹ để bón cho cây củ cải trắng vì phân chưa hoai sau này bám vào vỏ củ sẽ làm cho củ không được sáng mã.
Cách bón phân:
- Bón lót:Trồng củ cải trắng bón phân lót là chính. Bón lót 100% phân chuồng hoai mục, 100% phân lân, 20% phân đạm và 40% phân kali. Phân lót được trộn đều vào đất trước khi gieo hạt 1-2 ngày. Bà con cũng có thể sử dụng phân NPK tổng hợp (loại chứa nhiều P2O5) để bón lót thay cho phân đơn.
- Bón thúc lần 1: Khi cây có 2-3 lá thật, tiến hành tỉa thưa lần thứ nhất, rồi bón thúc. Lượng bón: 20% đạm + 20% kali. Cách bón: hoà tan phân với nước rồi tưới đều lên mặt luống.
- Bón thúc lần 2: Sau lần 1 khoảng 5-7 ngày, tỉa cây để lại khoảng cách cây cách cây 15-20 cm, sau đó tiến hành bón phân thúc (30% đạm +20% kali). Rắc đều phân lên mặt luống rồi tưới nước rửa để không cho phân dính vào lá cây.
- Bón thúc lần 3:Khi củ đang sinh trưởng mạnh (củ to bằng ngón tay cái), bón hết lượng phân còn lại. Cách bón như lần 2.
Lưu ý: Ngừng bón phân đạm ít nhất 21 ngày trước khi thu hoạch. Bà con nông dân cũng có thể dùng các loại phân bón vi sinh, phân bón qua lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tăng năng suất cây trồng.
4. Chăm sóc
Tưới nước: Cây củ cải trắng ưa ẩm, nhưng không chịu được ngập úng. Do vậy, cần cung cấp lượng nước vừa đủ, tránh ngập úng gốc sẽ làm ảnh hưởng đến rễ và củ. Cứ 2 ngày tưới 1 lần bằng nước sạch, chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước.
Vun xới:Cây củ cải trắng có đặc điểm là khi hình thành củ, củ thường trồi lên mặt luống làm cho vỏ củ sần sùi, không sáng mã. Để cây củ cải trắng có củ to, sáng mã cần phủ rơm rạ ngay từ sau khi gieo để giữ ẩm thường xuyên và tiến hành vun luống kết hợp cới cá lần bón thúc cho cây. Nếu đất bí dí, có thế xới phá váng rồi vun. Khi xới phải nhẹ, nông tay, không xới sát gốc cây làm đứt rễ, cây long gốc kém phát triển hoặc bị chết.
Phần 2: Sâu hại và biện pháp phòng trừ:
1. Sâu xám:
$1- Đặc điểm gây hại: Bướm hoạt động giao phối và đẻ trứng ban đêm, thích mùi chua ngọt, sâu non mới nở gặm lấm tấm biểu bì lá cây, sâu lớn tuổi sống dưới đất ban đêm bò lên cắn đứt gốc cây. Sâu đẫy sức hóa nhộng trong đất. Sâu xám phát sinh trong điều kiện thời tiết lạnh, độ ẩm cao, chủ yếu phá hại khi cây còn nhỏ.
$1- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng một số thuốc hóa học để phòng trừ như:
2. Rệp:
- Đặc điểm gây hại: Rệp chích hút nhựa cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen làm cho cây bị mất dinh dưỡng, cây còi cọc, sùi ngọn, xoăn ngọn, lá biến dạng, mầm hoa không vươn lên được, nếu hại nụ sẽ làm thui nụ hoặc hoa không nở, cánh hoa úa hoặc nhạt màu.
$1- Biện pháp canh tác: Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng và bón phân cân đối.
$1- Biện pháp hóa học: Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun các loại thuốc như: Actara, Oman, Acetapro, Rết chúa, Nông gia phát, TVG.
3. Sâu tơ:
- Đặc điểm gây hại:: sâu tơ hại trên lá Đối tượng gây hại Sâu non có 6 tuổi, tuổi 1 - 2 màu trắng lợt, tuổi 3 trở đi chuyển dần sang màu xanh. Mới nở sâu ăn biểu bì lá chừa lại lớp màng mỏng, tuổi lớn sâu có thể ăn thủng lá chỉ chừa gân chính nên với mật độ cao lá bị hại rỗ có dạng như lưới.
- Sử dụng thuốc hóa học khi thấy sâu xuất hiện: Gà rừng,
4. Bọ nhảy:
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành và họat động vào lúc sáng sớm hoặc trời mát, trưởng thành ăn lá làm lá thủng lỗ chỗ, đẻ trứng chủ yếu trong đất, đẻ nhiều vào buổi trưa. Sâu non sống trong đất, gặm củ làm vỏ củ sần sùi.
- Biện pháp phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc hóa học như: Oshin, Nông gia phát+Rết chúa, TVG+ chảo lửa.
Phần 3: Bệnh và biện pháp phòng trừ:
$11. Bệnh đốm lá:
$1- Đặc điểm gây hại: Triệu chứng của bệnh đốm vòng thường xuất hiện trên những lá già, lúc đầu là những chấm đỏ màu đen, sau lan rộng ra thành hình tròn, màu nâu có hình tròn đồng tâm. Trời ẩm ướt trên vết bệnh có lớp nấm xốp màu đen hồ bóng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều.
$1- Biện pháp phòng trừ: Hiện tại trong danh mục chauw có thuốc BVTV đăng ký phòng trừ bệnh đốm lá hại củ cải. Có thể sử dụng thuốc BVTV sau:
+ Lần 1: Pha 1 gói Lambac+ 1 gói Nano+ 1 chai Mighty
+ Lần 2: Pha 1 gói Nano+ 1 chai Amista+ 1 gói M8.
$12. Bệnh thối củ:
- Tham khảo sử dụng một số thuốc có hoạt chất đã đăng ký phòng trừ sương mai cây họ thập tự như: Ningnanmycin, Mancozed 64%+ Metalaxyl, Chitosan+Polyoxin.
- Khi phát hiện cây bị bệnh, bà con cần nhanh chóng phun thuốc sau:
Lần 1: Pha 1 gói Novistar 200g + 2 gói Teamwork 200gr + 1 gói Novinano 200gvào 1 phuy 200 lít nước.
Lần 2: Pha 1 gói Andibat 500g + 5 gói Insuran 100g+ 1 chai Vua diệt khuẩn 240ml vào 1 phuy 200 lít nước.
Phun 2 lần cách nhau 3 ngày. Phun kỹ 2 mặt lá.